Đắk Lắk tham gia Đoàn công tác của Cục Công Thương địa phương làm việc tại Ả rập Xê út
Cập nhật lúc: 01/10/2024 760
Bà Châu Thị Hồng Mai - Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk
Số điện thoại: 0905055124
Địa chỉ email: hongmai0907@gmail.com
Tính đến 22/10/2024
Sở Ngoại vụ Tỉnh Đắk Lắk phát sinh 05 hồ sơ TTHC và đã trả kết quả trước hạn.
(tự động cập nhật vào lúc 00:00:00, 22/10/2024)
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Cập nhật lúc: 01/10/2024 760
Thực hiện Chương trình kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024 đã được Lãnh đạo Bộ Công Thương phê duyệt, từ ngày 28/9 - 01/10/2024, Đoàn công tác của Cục Công Thương địa phương, do ông Ngô Quang Trung, Cục trưởng làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại Ả rập Xê út. Tham gia Đoàn công tác tại Ả rập Xê út có ông Lưu Văn Khôi - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, ông Trần Huy Quân - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Bình, ông Phạm Văn Hóa - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ và đại diện Lãnh đạo, công chức một số đơn vị chuyên môn thuộc Cục Công Thương địa phương.
Trong khuôn khổ chuyến công tác, Đoàn công tác đã đến thăm, làm việc với Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út và tiếp xúc làm việc với một số cơ quan quản lý nhà nước tại Ả rập Xê út như Bộ Công nghiệp và khoáng sản Ả rập Xê út, Phòng Thương mại và Công nghiệp Riyadh, nhằm trao đổi hợp tác về cơ chế, chính sách quản lý, khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp địa phương, tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách, cơ chế quản lý các cụm công nghiệp tại địa phương, chính sách thu hút đầu tư,...Thông qua các buổi làm việc, Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk cũng đã tích cực giới thiệu, quảng bá, các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Đắk Lắk và chia sẻ thông tin về các ngành nghề hiện nay cần thu hút đầu tư trên địa bàn theo đặc thù riêng của địa phương. Tại thị trường Ả rập Xê út các sản phẩm của tỉnh Đắk Lắk như mắc ca, hạt điều... rất được ưa chuộng.
Sản phẩm đặc trưng của tỉnh Đắk Lắk được tặng cho đại diện Bộ Công nghiệp và Khoáng sản Ả rập Xê út
Ả rập Xê út là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam ở khu vực Trung Đông với kim ngạch thương mại hai chiều hàng năm khoảng gần 3 tỷ USD (năm 2023). Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm sản phẩm dệt may, thủy sản, máy vi tính, linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ, sắt thép,.. Việt Nam nhập các sản phẩm chủ yếu như hóa chất và các sản phẩm dầu mỏ, khí hóa lỏng, chất dẻo nguyên liệu từ Ả rập Xê út. Những năm gần đây, Ả rập Xê út đang chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam để sản xuất lương thực thực phẩm nhằm cung cấp cho thị trường Ả rập Xê út,…Về nhân lực, trong khuôn khổ Kế hoạch Tầm nhìn 2030, Chính phủ Saudi Arabia đang đẩy mạnh thực hiện các “siêu dự án”. Chính vì vậy, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội cung ứng nhân lực có tay nghề như kỹ sư, thợ lành nghề trong các lĩnh vực xây dựng, dầu khí, và xa hơn nữa là khách sạn, nhà hàng, y tá, điều dưỡng… khi Saudi Arabia đặt mục tiêu thu hút 100 triệu lượt khách du lịch vào năm 2030. Về du lịch, hợp tác trong lĩnh vực này hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển vì một số lý do như người Saudi Arabia có thói quen cả gia đình cùng đi du lịch, nghỉ dưỡng dài ngày và sẵn sàng chi tiêu, mua sắm ở mức cao so với khách du lịch các nước khác. Do vậy, các doanh nghiệp du lịch của ta cần chuẩn bị các gói tour hấp dẫn, có chiến lược quảng bá nhằm thu hút khách từ Saudi Arabia và cả khu vực Trung Đông.
Đoàn làm việc với Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út
Đoàn làm việc với Bộ Công nghiệp và Khoáng sản Ả rập xê út; với Phòng Thương mại và Công nghiệp Riyadh
Đoàn Công tác cũng đã đi khảo sát thực tế các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông sản Việt Nam tại các siêu thị, trung tâm thương mại tại Ả rập Xê út. Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được ưa chuộng tại thị trường Ả rập Xê út gồm: Mắc ca, Hạt điều, gạo, thanh long, chanh,…
Đoàn đi khảo sát thực tế các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông sản Việt Nam tại các siêu thị, trung tâm thương mại.
Tác giả: Tin: Mai Thanh - TTXTTM